Cây lựu tím - loại cây ăn quả có ý nghĩa phong thủy

 Cây lựu tím

1. Đặc điểm

Lựu Quả Tím còn có tên gọi khác là Lựu ĐenLựu Nga có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nga… mới được biết đến và nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian gần đây.

Đặc trưng:
- Cây thuộc loại thân gỗ lùn, cành ngắn, không có gai hoặc hiếm gai như lựu Việt Nam.
- Lá nhỏ hình thoi, màu xanh lá cây, mọc đối xứng. Thường rụng lá khi thời tiết hoặc điều kiện sống thay đổi.
- Cây trưởng thành cao khoảng 1-1,5m đã cho trái. Trái có vỏ mỏng, căng bóng màu tím đậm rất bắt mắt thu hút.


2. Ý nghĩa 
Cây lựu tím không chỉ là loại cây được giới cây cảnh yêu thích, mà nó còn có tác dụng trồng làm cây phong thủy nhất định, nếu bạn đang sở hữu một chậu lựu với những chùm hoa rực rỡ có nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay những điều may mắn, những niềm vui và tài lộc đầy nhà. Người xưa còn cho rằng, trong các loại cây ăn trái, cây lựu được xếp vào top những “Mỹ nhân” bởi chúng thừa kế vẻ đẹp mĩ mãn từ hình dáng cho tới màu sắc của quả, lá, cành. Trồng Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.


3. Cách trồng và chăm sóc cây lựu tím
 
- Ánh sáng: Lựu là loại cây ăn quả ưa sáng, cần được trồng ở nhiệt độ cao, không chịu được ngập úng nên bạn cần lưu ý về độ ẩm của cây. Khi nào bạn cảm thấy đất quá khô thì mới tưới. Đây là điều kiện quan trọng khi trồng cây lựu. Nếu thiếu nắng cây khó ra hoa, đậu trái. Khó sinh trưởng và thường xuyên bị sâu bệnh hại cây.
 
-  Phân bón: Tuy lựu là một cây ưa được bón phân nhưng mà bạn cũng không nên bón nhiều phân đạm. Nếu bạn bón nhiều, cây phát triển mạnh quá dẫn tới hiện tượng lốp, tức là cây tốt quá sẽ không cho ra quả được. Trong giai đoạn sinh trưởng ta chỉ cần bổ sung cho cây phân bón theo định kỳ 20 ngày/lần. Đảm bảo cây vừa đủ lượng dinh dưỡng, trước khi cây ra lựu thì bón thêm phân NPK để thúc đẩy quá trình ra hoa và đậu trái của cây. Các bạn cũng cần lưu ý, khi quả chín cũng không nên bón phân nhiều vì sẽ dẫn tới quả bị nứt. Vào cuối vụ đông bạn nên bỏ vào mỗi gốc khoảng 300 – 500g phèn super để giúp rễ phát triển và hấp thụ nuôi thân, cành, nhanh chồi lá, hoa…

- Đất trồng: có thể trồng bằng các loại đất sạch bán sẵn trên thị trường. Hoặc sử dụng hỗn hợp đất thịt, tro trấu, phân chuồng đã xử lý trộn lẫn để trồng cây.
 



4. Một số lưu ý khác về cây lựu tím

- Tỉa cành: Lựu thường có rất nhiều cành nhánh, vậy nên bạn cần tỉa bớt những cành dày hoặc quá yếu, để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi cành khỏe, đồng thời tạo dáng cho cây luôn. Cắt những cành nhánh yếu ớt để lại những cành to khỏe như vậy cây sẽ cho ra những quả to, năng suất cao. 
 
Cây lựu tím trồng chậu được. Loại chậu tối thiểu để trồng có đường kính 40-50cm. Chậu phải đảm bảo thoát nước tốt về sau này.
 
- Nên lót sỏi gần vị trí lỗ thoát nước, hạn chế trường hợp rễ cây bít lỗ thoát nước.
 
Cây lựu tím khi có quá nhiều trái nên lải bớt. Tránh trường hợp cây không đủ sức nuôi. Trái sẽ nhỏ và không đạt chất lượng.
 
- Cây lựu rất dễ bị rệp sáp, rầy mềm tấn công, bạn có thể sử dụng thuốc BVTV để trị với liều lượng 1cc/1 lít nước. Phun sương vào ổ của chúng vào lúc sáng sớm. Vài ngày sau, tiến hành rửa lại với nước. Phần rệp bị bong vỡ phấn trắng, chết, rơi khỏi cây. Hoặc nếu bạn trồng số lượng ít bạn có thể sử dụng diệt bằng tay cũng mang lại hiệu quả khá cao.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến